Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)
Số ngày 15/07/2024: Cơ chế này là gì? Doanh nghiệp nào hưởng lợi?
Từ trước đến nay 1 là doanh nghiệp tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo và sử dụng, 2 là phải mua bán điện thông qua EVN, không được bán lượng điện dư ở phương án 1 cho bên khác ngoài EVN. Tuy nhiên, vào ngày 3/7/2024, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu thụ điện lớn. Vậy cơ chế này hoạt động như thế nào, doanh nghiệp niêm yết nào được hưởng lợi, anh chị có thể đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn!
Để nhận thông tin thị trường cũng như trao đổi cũng các nhà đàu tư khác trên thị trường tại cộng đồng nho nhỏ dưới đây:
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ DPPA
I. Hợp đồng mua bán điện mặt trời trực tiếp (DPPA) là gì?
DPPA (Direct Power Purchase Agreement) là thỏa thuận trực tiếp giữa bên sản xuất điện bên và có nhu cầu mua điện về việc mua bán điện mà KHÔNG thông qua các công ty điện lực của EVN. Hợp đồng này có tính chất song phương giá điện và thời hạn được cả hai bên thỏa thuận. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể quản lý được sự biến động giá điện, giảm hóa đơn điện.
II. Các điểm chính của cơ chế DPPA
Cơ chế DPPA quy định 2 cách mua bán điện trực tiếp gồm:
1) Qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn: cách này hình thành từ việc người mua (không bao gồm đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm) và người bán thỏa thuận hợp đồng mua bán điện, phù hợp với quy định tại Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Với hợp đồng này, hai bên thỏa thuận về giá (và những điều khoản khác) và tự chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành đường dây kết nối riêng. Nếu đơn vị điện lực vừa là đơn vị phát điện vừa thực hiện chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm mua điện từ hệ thống điện quốc gia và các nguồn điện tại chỗ khác thì giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. Ngoài ra, trường hợp có sản lượng điện dư, người bán phải đàm phán hợp đồng mua bán điện để bán cho EVN.
2) Qua Lưới điện quốc gia: người bán và người mua (có bao gồm đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm) có thể ký với nhau hợp đồng kỳ hạn để quản trị rủi ro về giá đối với mức sản lượng điện nhất định (thực hiện thông qua việc thanh toán chênh lệch so với giá thị trường giao ngay trong tương lai). Trong đó, người bán sẽ bán điện vào thị trường giao ngay (hiện tại được gọi là thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam) với giá điện giao ngay (hiện tại gọi là giá thị trường điện (FMP)). Ngoài ra, người mua sẽ mua điện thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp). Điều kiện để tham gia hình thức này cũng cao hơn, có thể kể đến là khách hàng sử dụng điện lớn cũng phải đấu nối cấp điện áp 22 kV trở lên như đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm và người bán là đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên.
Ví dụ cho hợp 1 hợp đồng DPPA:
III. Tại sao cần có cơ chế DPPA?
Nhìn chung, cơ chế DPPA có thể khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các dự án năng lượng tái tạo trong nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững về môi trường và nâng cao hiệu quả của thị trường điện ở Việt Nam:
Kỳ vọng giảm sự phụ thuộc vào EVN và lưới điện quốc gia, cơ chế DPPA sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn cho các bên tham gia cũng như giải quyết vấn đề tài chính của EVN
.
Quy hoạch điện (PDP) VIII đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như tiếp tục mở rộng công suất điện (đạt trên 150.000 MW vào năm 2030 và đạt gần 600.000 MW vào năm 2050), trong đó năng lượng tái tạo dự kiến sẽ đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện lộ trình này.
Việc khuyến khích tăng cường năng lượng tái tạo (đặc biệt là ở miền Bắc) có thể giảm/giải quyết vấn đề thiếu điện của Việt Nam về dài hạn.
Ngoài ra, cơ chế này còn cho phép phòng ngừa rủi ro thông qua việc quy định về hợp đồng kỳ hạn
III. Doanh nghiệp niêm yết hưởng lợi từ cơ chế DPPA
Các công ty hiện đang sở hữu các dự án năng lượng tái tạo sẽ được hưởng lợi chính. Về tính hiệu quả tài chính, các dự án nằm gần khu vực sản xuất (như KCN, khu kinh tế, khu chế xuất) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Các doanh nghiệp niêm yết dưới đây hưởng lợi theo thứ tự giảm dần:
HDG vẫn là cổ phiếu lựa chọn hàng đầu nhờ các dự án điện gió dự tính triển khai của công ty với tổng công suất khoảng 828 MW. (Khuyến nghị về HDG chi tiết có thể xem lại bài viết trước)
PC1 có thể được hưởng lợi bằng cách tận dụng chuyên môn trong việc lắp đặt năng lượng tái tạo và lượng khách hàng tiềm năng tại các KCN do PC1 và các công ty liên kết phát triển. Tuy nhiên, chưa đưa yếu tố này vào dự báo cho HDG.
GEG là công ty đang có 2 dự án năng lượng tái tạo chờ triển khai: Đức Huệ 2 (năng lượng mặt trời, 49 MWp) và VPL Bến Tre Giai đoạn 2 (điện gió, 30 MW).
REE hiện tại công ty có V1-3 Giai đoạn 2 (điện gió), V1-5 và V1-6 (điện gió) (tổng công suất khoảng 128 MW).
Lời kết:
Hi vọng bài viết giúp anh chị hiểu cặn kẽ hơn về cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA và cơ hội đầu tư HDG như em đã đề cập trong bài viết trước. Cảm ơn anh chị đã đọc đến đây, chúc anh chị gặt hái nhiều thành công!